Chính trị Costa_Rica

Tòa nhà quốc hội Costa Rica
Bài chi tiết: Chính trị Costa Rica

Costa Rica là một quốc gia dân chủ theo thể chế cộng hòa trong khuôn khổ pháp lý của bản hiến pháp vững mạnh. Bản hiến pháp hiện hành được ban bố ngày 7 tháng 11 năm 1949, trong đó có đặc điểm là Costa Rica không có quân đội.

Về mặt chính trị, Costa Rica có truyền thống dân chủ khá lâu dài bắt đầu từ năm 1899 với cuộc tổng tuyển cử công minh. Những đợt bầu cử sau đó tiếp tục đường lối ôn hòa khi thay đổi chính phủ từ năm 1899 đến nay, với hai ngoại lệ: năm 1917 Federico Tinoco chuyên quyền làm lãnh tụ độc tài và năm 1948 José Figueres dùng quân đội cướp chính quyền, gây ra cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử Costa Rica với hơn 2.000 thương vong. Từ thập niên 1940 tới nay Costa Rica đã tái lập nền dân chủ và đột phá nhất là bản hiến pháp năm 1949, giải tán quân đội để diệt hẳn cơ nguy nạn quân phiệt. Vì vậy Costa Rica được xem là một trong những nước ổn định nhất trong vùng, tránh được những cuộc bạo động chính trị như những nước Trung Mỹ khác.

Đứng đầu ngành hành pháptổng thống với nhiệm kỳ bốn năm. Tổng thống có quyền bổ nhiệm 22 bộ trưởng để điều hành chính phủ. Phụ tá tổng thống là hai vị phó tổng thống. Hai viên chức này cũng kiêm nhiệm hai trong 22 bộ.

Cơ quan lập pháp chính là Quốc hội với 57 đại biểu. Đại biểu quốc hội, cũng như tổng thống có nhiệm kỳ bốn năm. Cuộc tu chính hiến pháp thông qua năm 1969 giới hạn tổng thống và các đại biểu chỉ được chấp chính một nhiệm kỳ. Riêng đại biểu quốc hội thì được phép tái tranh cử sau khi nghỉ một nhiệm kỳ. Tháng 4 năm 2003, điều luật cấm tổng thống tái cử trong hiến pháp được sửa đổi, cho phép Óscar Arias (ứng cử viên Giải Nobel Hòa bình năm 1987) ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Năm 2006, Óscar Arias tái đắc cử sau một cuộc bầu cử khít khao với nhiều tranh chấp vì lập trường ủng hộ tự do mậu dịch của Arias. Ông nhậm chức ngày 8 tháng 5 năm 2006. Kế đó trong đợt bầu cử Tháng Hai năm 2010, ứng cử viên Laura Chinchilla đắc cử với 46,7% số phiếu[3] và trở thành nữ tổng thống đầu tiên của vùng Trung Mỹ.

Ngành tư pháp có Tối cao Pháp viện với 22 thẩm án. Những thành viên này do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ tám năm.

Các cơ quan quốc hữu tự trị có nhiều quyền hoạt động độc lập; trong đó các ngành viễn thông điện lực, và ngân hàng thương mại đã được quốc hữu hoá. Chính phủ cũng chiếm độc quyền điều hành ngành bảo hiểm và cơ quan an sinh xã hội.

Chiếu theo hiến pháp 1949 thì Costa Rica không có lực lượng quân đội nhưng duy trì lực lượng cảnh sát để đảm bảo an ninh quốc nội. Lực lượng này được chia thành vệ binh dân sự (Guardia Civil) và vệ binh nông thôn (Guardia Rural).

Những vấn đề chính giới Costa Rica lưu tâm đến là tình hình an ninh, tội ác, và nạn nhập cư lậu từ Nicaragua.

Đảng Nhân dân Costa Rica (tiếng Tây Ban Nha: Partido del Pueblo Costarricense, viết tắt là PPC) là một đảng cộng sản ở Costa Rica. Vào tháng 3 năm 1984, Đảng Vanguard nổi tiếng đã chia thành hai phe. Phần lớn được lãnh đạo bởi Humberto Vargas Carbonell là cấp tiến hơn so với phe của Eduardo Mora Valverde. Cả hai phe đều muốn giữ tên đảng. Sau một phán quyết của tòa án, phe của Mora đã được đổi tên thành PPC vào tháng 4 năm 1985. [1]

PPC đã được đăng ký tại Toà án bầu cử tối cao (TSE) trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1988 đến tháng 9 năm 1995 với tư cách là Đảng Dân sự (Partido del Pueblo Civilista). [2]

PPC được lãnh đạo năm 2004 bởi Pablo Morales Rivera và Libertad xuất bản.

PPC đã ứng cử cho các cuộc bầu cử chung trong các liên minh khác nhau: ở United People (Pueblo Unido) vào năm 1986 và 1990, ở United Left (Izquierda Unida) năm 2006.

Sự sụp đổ của Liên Xô làm suy yếu PPC. Các thành viên đã đến Lực lượng Dân chủ mới (Fuerza Dân chủ, FD) được thành lập năm 1993 hoặc để lại cho các đảng khác. Eduardo Mora Valverde và José Merino del Rio trở thành người sáng lập Mặt trận Rộng (Frente Amplio) năm 2004. Sau năm 2006, PPC dường như đã bị lật tẩy.

PPC là thành viên của Foro de São Paulo.

Phân chia hành chánh

Về mặt hành chánh Costa Rica được chia thành bảy tỉnh (provincia); mỗi tỉnh lại chia thành nhiều tổng (cantón); dưới tổng là quận (dístricto). Tổng cộng cả nước có 81 tổng và 421 quận. Đứng đầu mỗi tổng là viên thị trưởng điều hành. Thị trưởng được người dân trong tổng bầu trực tiếp với nhiệm kỳ bốn năm.

Dưới cấp trung ương, không có các cơ quan lập pháp địa phương.

  1. Alajuela
  2. Cartago
  3. Guanacaste
  4. Heredia
  5. Limón
  6. Puntarenas
  7. San José